banner
Đăng Nhập
  Thuốc và sức khỏe

CẤP CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỊ RẮN ĐỘC CẮN

 

 1. Mục tiêu

1.1. Thái độ: Một t́nh huống cấp cứu nội khoa khẩn cấp.

1.2. Hiểu biết:

- phân loại các loại rắn độc thường gặp

- Xử lư thích hợp từng t́nh huống lâm sàng         

2. Nội dung bài giảng: Phân loại rắn độc, nọc rắn, , chẩn đoán và điều trị,huyết thanh kháng nọc rắn, pḥng ngừa rắn cắn.

I. PHÂN LOẠI RẮN

A. Thế Giới:

Có khoảng 3000 loài rắn phân bố nhiều vùng trên toàn thế giới, đặc biệt ở miền Nhiệt đới và Cận Nhiệt đới. Trong đó, có khoảng trên 400 loài rắn độc có thể gây chết người. Rắn có thể sống dưới nước hoặc trên cạn trừ một số vùng biển Bắc Cực và Nam Cực hay ngọn núi có độ cao trên 4000m. Rắn thuộc lớp Ḅ Sát và được chia thành 14 hoặc 15 họ khác nhau, trong đó rắn độc được chia thành 5 họ

(family):

1. Elapidae

2. Viperidae, trong đó đặc biệt lưu ư phân họ Crotalidae.

3. Colubridae

4. Atractaspididae

5. Hydrophiidae

 

B. Việt Nam:

Có trên 140 loài rắn được ghi nhận ở Việt Nam; trong đó có khoảng 31 loài rắn độc gây nguy hiểm cho con người: 18 loài rắn trên cạn và 13 loài rắn biển.

Rắn trên cạn thường gây tai nạn là:

1. Họ ELAPIDAE:

-Hổ Đất (Monocelate cobra, Naja kouthia): thường gặp miền Tây Nam bộ.

-Hổ Chúa (King cobra, Ophiophagus hannah): có loại hổ chúa vàng và hổ chúa đen; thường gặp cả miền Nam và miền Bắc.

-Hổ Mèo (Indochinese Spitting cobra, Naja siamensis): thường gặp ở miền Đông Nam bộ.

-Hổ mang bành (Chinese cobra, Naja atra): thường gặp ở miền Bắc.

-Cạp nia (Malayan krait, Bungarus candidus): thường gặp ở miền Nam.

-Cạp nong (Banded krait, Bungarus fasciatus): gặp trong cả nước.

2. Họ VIPERIDAE:

-Lục xanh (Green pit viper, Trimeresurus albolabris): gặp trong cả nước. -Lục xanh miền Nam (Trimeresurus popeorum): Chỉ gặp ở miền Nam.

-Phân họ CROTALIDAE: Chàm quạp (Malayan pit viper, Calloselasma rhodostoma): gặp ở miền Đông Nam bộ.

3. Họ COLUBRIDAE:

-Sải cổ đỏ (Red necked keelback snake, Rhapdophis subminiata): thường gặp ở Nam Trung bộ và Đông Nam bộ.

 

4.Họ HYDROPHIIDAE:

- 13 loài rắn biển.

 

II.- NỌC RẮN:

Nọc rắn được tiết ra từ tuyến nọc nằm gần sau mắt; là hổn hợp nhiều protein, peptides, các acid amine và một số khoáng chất. Tác động của nọc rắn bao gốm hai hoặc ba chức năng: Tự vệ, bất động con mồi và tiêu hoá con mồi.

1. Tại chỗ: đau, sưng nề và hoại tử.

2. Toàn thân

     a. Tác động chung: Gây nhức đầu, mệt, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim.

     b. Tác động đặc hiệu:

 

Loại nọc rắn

Tác dụng lâm sàng

Loại rắn

Độc tố thần kinh: tiền synape và hậu synape

Liệt mềm nặng nề:

Rắn cạp nong, cạp nia

Độc tố thần kinh hậu synape

Liệt mềm, không nặng nề bằng liệt do độc tố thần kinh tiền synape

Rắn hổ mang thường (một số, đặc biệt ở miền Nam).

Rắn hổ mang chúa.

Độc tố với cơ

Tổn thương toàn bộ cơ vân

Rắn hổ mang các loại, rắn lục

Độc tố với thận

Trực tiếp gây tổn thương thận

 

Độc tố gây hoại tử tổ chức

Trực tiếp gây tổn thương tổ chức ở vị trí cắn và chi bị cắn

Rắn lục, rắn hổ mang thường

Độc tố với quá tŕnh đông máu

Tác dụng với quá tŕnh đông máu b́nh thường, gây chảy máu hoặc h́nh thành huyết khối

Rắn lục

Độc tố với thành mạch

Tổn thương thành mạch, gây chảy máu

 

Độc tố với tim

Trực tiếp gây tổn thương tim

Rắn hổ mang chúa.

Rắn hổ mang thường (một số, đặc biệt ở miền Nam)

 

 

 

 

 

III,CHẨN ĐOÁN

1. Dựa trên con rắn đă cắn bệnh nhân được mang đến bệnh viện.

2. Các hội chứng lâm sàng:

a. Nhiễm độc thần kinh:

     Sụp mi mắt là triệu chứng sớm nhất xuất hiện khi nạn nhân bị nhiễm độc thần kinh do nọc rắn. Triệu chứng này c̣n có ư nghĩa trong theo dơi điều trị đặc hiệu bằng huyết thanh kháng nọc rắn: Hết sụp mi là dấu hiệu hồi phục sớm nhất của nhiễm độc thần kinh sau điều trị đặc hiệu. Những triệu chứng

khác bao gồm:

- Tăng tiết đờm răi.

- bệnh nhân nuốt khó, sặc.

      - Liệt cơ hô hấp bao gồm các cơ liên sườn và cơ hoành. - Liệt gốc chi, mất các phản xạ gân xương.

      - Dăn đồng tử gặp trong trường hợp bị rắn cạp nia, rắn biển.Các biểu hiện này là do liệt tấm động thần kinh-cơ (thần kinh ngoại biên) nên mặc dù bệnh nhân không đáp ứng các kích thích bên ngoài nhưng bệnh nhân vẫn nghe hiểu (Trừ trường hợp bệnh nhân có tổn thương năo thực sự do té, do hồi sức không kịp thời khi suy hô hấp).

b. Rối loạn đông máu:

Biểu hiện bằng hội chứng đông máu nội mạch lan toả trong giai đoạn sớm và hội chứng tiêu sợi huyết ở giai đoạn muộn. Lâm sàng có thể gặp rối loạn đông máu:

Chảy máu vết cắn không cầm. Xuất huyết các nơi tiêm 

 Chảy máu tự nhiên từ da: chấm, nốt hay mảng xuất huyết.

Chảy máu răng miệng, ói máu, ho ra máu, tiểu máu.

Xuất huyết âm đạo đối với phụ nữ đặc biệt rất nguy hiểm trong giai đoạn kinh nguyệt hay đang mang thai.

Xuất huyết năo.

3. Xét nghiệm:

a. Đông máu toàn bộ:

TC, TQ, TCK Tiểu cầu

Định lượng fibrinogen định lượng D-dimer. ECG, khí máu động mạch

IV.-ĐIỀU TRỊ

A. Sơ cứu:

1. Sơ cứu rắn độc cắn:

- Sau khi bị rắn độc cắn cần tiến hành sơ cứu ngay, trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm.

1.1. Mục tiêu của sơ cứu:

- Làm chậm sự hấp thu của nọc độc về tuần hoàn hệ thống.

- Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, kiểm soát các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện sớm và ngăn chặn các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.

- Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc đặc hiệu).

- Mục tiêu trên hết: không làm ǵ có hại thêm cho bệnh nhân !

1. 2. Các biện pháp sơ cứu được khuyến cáo:

- Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.

- Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chi bị cắn bằng nẹp (v́ bất kỳ sự vận động nào của chi hoặc co cơ đều làm tăng sự vận chuyển của nọc độc về tuần hoàn hệ thống). Cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn v́ có thể gây chèn ép khi chi sưng nề.

- Cân nhắc biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường): băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép bất động khi rắn lục cắn v́ có thể làm nặng thêm tổn thương tại chỗ.

- Vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế đồng thời với việc duy tŕ băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân liệt th́ khai thông đường hô hấp (tư thế, hút đờm,…), hô hấp nhân tạo.

- Tránh can thiệp vào vết cắn v́ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ chảy máu thêm.

Kỹ thuật băng ép bất động:

- Dùng băng rộng khoảng 10 cm, nếu có điều kiện dài ít nhất khoảng 4,5 m. Có thể băng chun giăn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Không cố cởi quần áo v́ dễ làm chi phải vận động, có thể băng đè lên quần áo.

- Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (vẫn c̣n sờ thấy mạch đập, đủ để luồn một ngón tay giữa các nếp băng).

- Bắt đầu băng từ ngón chân về phía gốc chi để hết toàn bộ chi.

- Dùng nẹp cứng (nẹp, b́a cứng,…) cố định chi với nẹp.   

Vết cắn ở bàn tay, ngón tay, cẳng tay:

+ Băng ép bàn tay, cẳng tay.

+ Dùng nẹp cố định cẳng bàn tay.

+ Dùng khăn hoặc dây treo quàng lên cổ bệnh nhân.

- Duy tŕ băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu (bác sỹ là người quyết định tháo băng ép hay không).

- Vết cắn ở thân ḿnh: ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động thành ngực.

- Vết cắn ở đầu, mặt, cổ: khẩn cấp vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

1.2. Không áp dụng các biện pháp sau:

 Ga rô, trích, rạch, trâm, chọc tại chỗ, hút nọc độc, gây điện giật, đắp các loại thuốc y học dân tộc, hoá chất lên vết cắn, sử dụng ḥn đá chữa rắn cắn, chườm lạnh vết cắn (chườm đá).

B. Tại bệnh viện:

1. Nhận bệnh nhân vào cấp cứu

2. Lập đường truyền tĩnh mạch bằng kim luồn để truyền dịch

3. Lấy máu và nước tiểu làm xét nghiệm:

a. Công thức máu

b. Đông máu toàn bộ: PT, PTT, Tiểu cầu, Fibrinogen, D-dimer c. BUN/Creatinin, AST/ALT, ion đồ.

d. LDH, CPK

e. TPTNT: Đạm niệu, hemoglobine, myoglobine

f. ECG

g. Khí máu động mạch khi bệnh nhân có dấu hiệu khó thở

4. Theo dơi bệnh nhân sát: các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm độc diễn tiến hay không:

a. Nếu không có triệu chứng nhiễm độc: Tiếp tục ghi nhận sự tiến triển các triệu chứng trong ṿng 12 giờ. Nếu không có, có thể bệnh nhân bị vết cắn không độc (dry bite).

b. Chậm răi tháo dần băng ép. Quan sát bệnh nhân xem có sự thay đổi bất thường không. Nếu có thay đổi, lập tức điều trị huyết thanh kháng nọc đặc hiệu.

c. Nếu không có triệu chứng nhiễm độc, tiếp tục theo dơi sát thêm 24 giờ.

d. Nếu có dấu hiệu nhiễm độc, huyết thanh kháng nọc rắn được chỉ định ngay lập tức.

e. Nếu t́nh trạng bệnh nhân cần hồi sức hô hấp hay tuần hoàn cần được ưu tiên trước sau đó mới sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn càng sớm càng tốt.

f. Trong trường hợp có rối loạn đông máu, hạn chế tiêm bắp các loại thuốc, hạn chế tiêm tĩnh mạch, đặc biệt các mạch máu lớn.

5. Nếu không có huyết thanh kháng nọc rắn, điều trị triệu chứng trong khi chờ đợi nọc rắn được thải trừ:

a. Thở máy

b. Hồi sức tim mạch nếu có shock, rối loạn nhịp.

c. Truyền máu toàn phần hay từng thành phần máu như tiểu cầu đậm đặc, huyết tương tươi đông lạnh, hồng cầu lắng,...

d. Tiêm pḥng uốn ván.

e. Kháng sinh khi có nhiễm trùng tại chỗ, hoại tử hoặc viêm phổi trong thở máy.

f. Truyền dịch làm tăng việc đào thải nọc rắn qua thận.

g. Rối loạn điện giải: Tăng kali máu trong suy thận cấp, rắn hổ mèo cắn gây hoại tư cơ, rắn biển cắn gây hoại tử cơ vân. Hạ natri máu trong rắn cạp nia cắn.

h. Phẫu thuật cắt lọc và ghép da đối vời trường hợp hoại tử chi bị cắn.

V.-HUYẾT THANH KHÁNG NỌC RẮN:

 

   Rắn độc cắn là một bệnh lư hồi sức cấp cứu nội ngoại khoa. Hồi sức cấp cứu rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của quá tŕnh điều trị trong khi chờ huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu cần có thời gian để trung ḥa nọc độc trong cơ thể nạn nhân. Điều trị đặc hiệu bằng huyết thanh kháng nọc rắn (đơn giá hay đa giá):

Chỉ có huyết thanh kháng nọc rắn là thuốc đặc trị đối với nhiễm độc do nọc rắn gây ra. Quyết định quan trọng nhất trong điều trị bệnh nhân rắn cắn là có sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn cho bệnh nhân hay không. Huyết thanh kháng nọc được cho đủ liều sớm làm giảm các biến chứng do nọc rắn gây ra.

A. Chỉ định:

1. Điều trị huyết thanh kháng nọc rắn được khuyến cáo ở những bệnh nhân có bằng chứng hoặc hướng tới rắn độc cắn khi xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:

          a. Nhiễm độc toàn thân:

  Rối loạn đông cầm máu trên lâm sàng và\hoặc rối loạn các xét nghiệm về chỉ số đông máu.

   Có triệu chứng của nhiễm độc thần kinh: sụp mi mắt, nói ngọng, không nuốt được, tăng tiết đàm nhớt, khó thở, liệt cơ hô hấp hoặc liệt tứ chi.

  Các rối loạn về tim mạch: Choáng, rối loạn nhịp tim hoặc ngừng tim.

   T́nh trạng suy thận cấp, tiểu haemoglobin hoặc tiểu myoglobin.

 

b. Dấu hiệu tiên lượng nặng:

 Rắn cắn ở trẻ em được chỉ định huyết thanh sớm hơn người lớn.

 Các triệu chứng nhiễm độc toàn thân diễn tiến nhanh. Thời gian xuất hiện triệu chứng toàn thân càng ngắn th́ mức độ nhiễm độc càng nặng.

Sưng nề lan rộng và diễn tiến nhanh trong 12 giờ đầu sau khi bị rắn độc cắn. Sưng nề nhiều hơn nữa ṿng chi bị cắn không gây ra bởi garô. Sưng nề hoại tử ngón tay, ngón chân.

Hạch bạch huyết vùng sưng nề nhanh và gây đau nhiều. v. Vị trí vết cắn ở các khu vực nguy hiểm như cổ, tim, hoặc mặt (gần thần kinh trung ương).

2. Huyết thanh kháng nọc rắn được chỉ định càng sớm càng tốt.

     3. Huyết thanh kháng nọc vẫn có hiệu lực sau vài ngày hoặc một tuần bị rắn độc cắn. Tuy nhiên, huyết thanh sẽ phát huy tối đa hiệu quả nếu được cho sớm trong vài giờ đầu sau khi bị cắn và cho đủ liều.

B. Chống chỉ định huyết thanh kháng nọc rắn:

1. Không có chống chỉ định tuyệt đối.

     2. Những bệnh nhân có phản ứng với huyết thanh ngựa hoặc cừu trước đó hoặc cơ địa dị ứng chỉ nên cho huyết thanh kháng nọc rắn khi có dấu hiệu nhiễm độc toàn thân. Trong trường hợp phải bắt buộc sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn cho những bệnh nhân này có thể sử dụng phương pháp giải mẫn cảm Besredka. Sử dụng Adrenaline tiêm dưới da trước khi dùng huyết thanh kháng nọc có thể giảm tần suất các phản ứng huyết thanh xảy ra sớm. Liều thường khuyến cáo sử dụng là 0,25mg adrenaline 1/1000. Các thử nghiệm sử dụng kháng histamine (Promethazine) hoặc corticosteroids (Hydrocortisone, Solumedrol) không có tác dụng ngăn ngừa phản ứng sớm của huyết thanh. Bệnh nhân hen có thể dùng thuốc b2-Adrenergic như salbutamol hoặc terbutaline dạng khí dung để có thể pḥng ngừa cơn co thắt phế quản. Các bước thử trong da hoặc phản ứng giác mạc không nên áp dụng v́ nó làm chậm việc sử dụng huyết thanh kháng nọc cho bệnh nhân. Hơn nữa, các bước thử này không dự đoán được các phản ứng sớm huyết thanh có thể xảy ra.

 

C. Đường sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn:

1. Tiêm tĩnh mạch: Huyết thanh kháng nọc đông khô được tái ḥa tan hoặc dung dịch nguyên chất được tiêm tĩnh mạch chậm tốc độ 2ml/phút.

2. Truyền tĩnh mạch: Tái hoà tan huyết thanh kháng nọc đông khô hoặc dung dịch nguyên chất được pha trong 5-10ml dung dịch đẳng trương/kg trọng lượng cơ thể rồi truyền với tốc độ hằng định trong một giờ.

3. Tiêm bắp và tiêm dưới da huyết thanh kháng nọc rắn được khuyến cáo là không nên sử dụng v́ hiệu qủa điều trị kém và có thể gây hoại tử nơi tiêm.

D. Liều dùng:

1. Liều lượng thích hợp cho mỗi nạn nhân hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc đánh giá triệu chứng lâm sàng dựa vào mức độ nhiễm độc: không nhiễm độc, nhiễm độc nhẹ, nhiễm độc trung b́nh, nhiễm độc nặng và rất nặng. Liều khởi đầu cho các mức độ nhiễm độc nhẹ, trung b́nh, nặng và rất nặng hoàn toàn khác nhau. Thường sử dụng từ 1 lọ huyết thanh kháng nọc rắn. Sau một giờ đánh giá lại sự cải thiện của triệu chứng lâm sàng. Nếu vẫn chưa cải thiện hoặc cải thiện c̣n chậm có thể lập lại như liều khởi đầu cho đến khi triệu chứng lâm sàng đáp ứng. Lượng huyết thanh kháng nọc rắn có thể dùng đến vài trăm mililitre. Khi đó lượng kháng thể đă đủ trung hoà nồng độ nọc rắn trong cơ thể nạn nhân. Các xét nghiệm về đông máu cải thiện rơ sau 6 giờ điều trị huyết thanh kháng nọc rắn.

2. Trẻ em và người lớn dùng liều huyết thanh kháng nọc rắn giống nhau v́ lượng nọc độc cho cả hai đối tượng trên bằng nhau khi bị rắn cắn.

3. Tái nhiễm độc có thể xảy ra khi bệnh nhân vận động hoặc phẩu thuật cắt lọc hoại tử do nọc rắn được phóng thích trở lại hệ thống tuần hoàn. Liều huyết thanh kháng nọc rắn lặp lại là cần thiết.

 

E. Phản ứng huyết thanh kháng nọc:

1. Phản ứng sớm: Xảy ra sau tiêm huyết thanh kháng nọc rắn 10 phút đến 3 giờ. Các triệu chứng bao gồm ngứa, mề đay, ho khan, sốt, buồn nôn, nôn vọt, đau quặn bụng, tiêu chảy và mạch nhanh. Phản ứng phản vệ có thể xuất hiện đe dọa nghiêm trọng tính mạng bệnh nhân: tụt huyết áp, co thắt phế quản hoặc phù mạch. Xử trí như trong sốc phản vệ. Adrenaline là thuốc đầu tay và luôn luôn được chuẩn bị sẵn trong bơm tiêm khi bắt đầu điều trị huyết thanh kháng nọc rắn. Liều Adrenaline sử dụng cho người lớn khởi đầu là 0,5mg (TB) hoặc tráng ống tiêm tĩnh Mạch. Liều cho Trẻ em là 0,01mg/kg cân nặng. Trường hợp nặng, Adrenaline có thể lập lại mỗi 5-10 phút.

2. Phản ứng muộn (bệnh huyết thanh): Xảy ra từ ngày 1 đến 12, trung b́nh là 7 ngày. Hiếm khi gặp phản ứng xảy ra vào ngày 21 sau khi điều trị huyết thanh kháng nọc. Các triệu chứng như: sốt, buồn nôn, nôn vọt, tiêu chảy, ngứa, mề đay, đau cơ, đau khớp, sưng nề quanh khớp, bệnh lư hệ lympho, viêm đa dây thần kinh, viêm cầu thận với tiểu protein, hoặc bệnh lư năo. Những bệnh nhân đă xảy ra phản ứng sớm của huyết thanh kháng nọc đă được điều trị bằng adrenaline, kháng histamine và corticosteroids th́ hiếm khi xảy ra phản ứng muộn. Sử dụng đầu tiên là thuốc kháng histamine: Chlorpheniramine 2mg/6h (người lớn, uống) hoặc 0,25mg/kg/ngày (trẻ em, chia nhiều lần uống) trong 5 ngày. Điều trị corticosteroids đối với các trường hợp thất bại sau uống kháng histamine trong 24-48 giờ. Trong trường hợp dùng huyết thanh kháng nọc rắn trên 60ml, corticosteroid cũng có thể hạn chế được các phản ứng muộn. Liều prednisolone thường dùng cho người lớn là 5mg/6h (trẻ em là 0,7mg/kg/ngày, chia nhiều lần) trong 5-7 ngày.

3. Phản ứng chất gây sốt (nội độc tố) xuất hiện 1-2 giờ sau điều trị huyết thanh kháng nọc rắn. Triệu chứng thường gặp là lạnh run, sốt, dăn

mạch, tụt huyết áp và gồng người. Sốt co giật thường thấy ở trẻ em.

 

F. Đáp ứng điều trị huyết thanh kháng nọc rắn:

1. Nhóm rắn hổ: Sự hồi phục nhiễm độc thần kinh biểu hiện đầu tiên là mở được mắt. Hai giờ sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc truyền xong huyết thanh, các triệu chứng lâm sàng cải thiện như mở được mắt, bớt tiết đàm, bỏ máy thở, rút nội khí quản. Thời gian trung b́nh hồi phục nhiễm độc thần kinh hoàn toàn (rút nội khí quản) sau điều trị huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất là 8 - 10 giờ.

2. Nhóm rắn lục: Lâm sàng hết chảy máu từ vết cắn và các sang thương khác ngay sau khi tiêm đủ liều huyết thanh kháng nọc. Các xét nghiệm đông máu hồi phục chậm hơn. Bắt đầu hồi phục rơ sau 6 giờ, trước tiên là sự gia tăng tiểu cầu sau đó hồi phục các chỉ số đông máu khác. Thời gian các chỉ số của đông máu toàn bộ trở về b́nh thường trung b́nh trong ṿng 24 giờ sau tiêm huyết thanh kháng nọc rắn.

3. Thất bại trong điều trị huyết thanh kháng nọc rắn có thể do xác định sai loài rắn nên chọn không đúng huyết thanh đặc hiệu đơn giá hoặc huyết thanh không bao trùm hết các loài trong khu vực, đánh gía sai mức độ nhiễm độc nên dùng huyết thanh chưa đủ, huyết thanh hết hiệu lực, sử dụng huyết thanh quá trễ, sử dụng sai đường dùng thuốc, sai chẩn đoán, hoặc đó không phải là trường hợp nhiễm độc. Một vài trường hợp điều trị huyết thanh kháng nọc rắn thất bại đă được báo cáo.

 

VI. Đề pḥng rắn cắn

    Mặc dù trong hai họ rắn thường gặp ở nước ta, rắn hổ có thể chủ động tấn công người nhưng trên thực tế, phần lớn các trường hợp bị rắn cắn là do con người chủ động bắt rắn hoặc trêu rắn (vô t́nh hoặc cố ư làm cho rắn cảm thấy bị đe doạ). Trong lao động để tránh được hoàn toàn không bị rắn cắn là rất khó.

 

Các bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để giúp giảm nguy cơ bị rắn cắn: Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp. Biết về thời gian trong năm, trong ngày và kiểu thời tiết nào rắn thường hoạt động nhất. Đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và thời gian ban đêm. Cố gắng đi ủng, dày cao cổ và quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc đi ở khu vực nhiều cây cỏ. Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm.Càng tránh xa rắn th́ càng tốt: không biểu diễn rắn, không đe doạ rắn, không cầm, không trêu rắn ngay cả khi rắn đă chết. Đầu rắn đă chết vẫn có thể cắn người. Không bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín. Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất. Không để trẻ em chơi gần khu vực có rắn. Không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đỏ nát, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật của gia đ́nh. Thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không, nếu có thể th́ tránh các kiểu cấu trúc nhà tạo điều kiện thuận lợi cho rắn ở (như nhà mái tranh, tuờng xây bằng rơm, bùn với nhiều hang, hốc hoặc vết nứt, nền nhà nhiều vết nứt). Để tránh bị rắn biển cắn, người dân chài không nên bắt rắn ở trong lưới hoặc dây câu. Có thể dễ nhầm lẫn khi phân biệt giữa đầu rắn và đuôi rắn. Những người tắm hoặc giặt ở các vùng nước đục ở cửa sông hoặc một số vùng bờ biển cũng có thể dễ bị rắn cắn.

 

                                                                                                                 Ths, Bs Trần Thái Tuấn

               Khoa  Hồi Sức Tích cực - ChốngĐộc

In      [ Trở về ]
 
Các Thuốc và sức khỏe đã đưa
   THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN ETHAMSYLATE (11:01 - 21/12/2014)
   HƯỚNG DẪN PHA TIÊM CEFOTAXIME (10:58 - 21/12/2014)
   SO SÁNH 3 KHÁNG SINH NHÓM CARBAPENEMS (10:56 - 21/12/2014)
   THÔNG TIN VỀ LINEZOLID (10:51 - 21/12/2014)
   OMEPRAZOL VÀ CÁC THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON (10:49 - 21/12/2014)
   THÔNG TIN NHÓM FLUOROQUINOLON (10:45 - 21/12/2014)
   THÔNG TIN THUỐC THÁNG 4 (10:40 - 21/12/2014)
   ĐỘ AN TOÀN CỦA DỊCH TRUYỀN CHỨA HYDROXYETHYL STARCH (10:33 - 21/12/2014)
   THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN SUCRALFATE (10:29 - 21/12/2014)
   THÔNG TIN THUỐC THÁNG 1 NĂM 2014 (10:26 - 21/12/2014)