Chẩn đoán ban đầu nhồi máu cơ tim cấp do cơ chế tổn thương mạch vành sau đụng dập vùng ngực trái. Việc quyết định lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân có nhiều thách thức, vì bệnh nhân vừa có nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp, vừa có nguy cơ xuất huyết do chấn thương nhãn cầu và đụng dập chấn thương kín vùng ngực sau tai nạn giao thông. (Bệnh nhân kèm nhiều chấn thương rất nặng: dập não trán phải, nứt lún sọ trán, vỡ thành ổ mắt, thành xoang hàm, gãy xương gò má hai bên và xương mũi; gãy cung trước xương sườn 4,5 phải)
Bệnh nhân được xác định bị tắc cấp nhánh động mạch liên thất trước, ngay lập tức, chuyển đến phòng chụp mạch vành khẩn, đã kịp thời đặt stent phủ thuốc tái thông mạch máu nuôi tim thành công.
Hiện nay bệnh nhân đã ổn, giảm đau ngực và tiếp tục được theo dõi, điều trị tại khoa Tim mạch can thiệp, xuất viện sau đó 8 ngày.
BSCKII Nguyễn Lạc Việt – Trưởng khoa Tim mạch can thiệp – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cho biết: nhồi máu cơ tim cấp thường xảy ra ở các bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh lý nền về tim mạch. Tuy nhiên, ở người trẻ tuổi chấn thương vùng ngực và khởi phát sau sang chấn như trên vẫn có thể xảy ra. Trường hợp này nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, chắc chắn người bệnh sẽ dẫn đến tử vong. Đối với các trường hợp chấn thương ngực, đặc biệt là chấn thương ngực đụng dập sau tai nạn, triệu chứng đau ngực cần được xem xét hết sức cẩn thận; cần được quan tâm thực hiện các biện pháp chẩn đoán kịp thời.
Bấm vào link bên dưới để xem các bài đăng:
Báo Pháp Luật : plo.vn/hiem-gap-nam-thanh-nien-bi-nhoi-mau-co-tim-sau-tai-nan-giao-thong-post814410.html
Báo Sức khỏe & đời sống: suckhoedoisong.vn/cuu-thanh-nien-nhoi-mau-co-tim-cap-sau-tai-nan-giao-thong-169241010162459553.htm