Cập nhật: 08:49 - 02/06/2015
THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY

 

 

   HỘI ĐỒNG THUỐC ĐIỀU TRỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     TỔ THÔNG TIN THUỐC


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

       Số:     /TTT-HĐTĐT

 Ninh Thuận, ngày 30  tháng 01 năm 2015           

 

 

 

     THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY

                                                    Người thực hiện: DS. Trần Thị Thu Hà

1.     Đại cương:

Loét dạ dày – tá tràng là do mất cân bằng giữa yếu tố gây loét (Acid chlohydric, pepsin, xoắn khoẳn H.Pylori) và các yếu tố bảo vệ tại chỗ (chất nhầy, Prostaglandin, Bicarbonat).

Xoắn khuẩn H.Pylori đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ gây loét. Chúng gây viêm dạ dày và tăng tiết acid.

2.     Mục tiêu điều trị

2.1.            Chống yếu tố gây loét

  • Thuốc kháng acid: trung hòa acid.
  • Các thuốc làm giảm sự bài tiết acid và pepsin: thuốc kháng Histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton (PPIs).
  • Thuốc diệt H.Pylori: các kháng sinh.

2.2.            Tăng cường yếu tố bảo vệ:

Sucralfat, Bismuth, Misoprostol.

3.     Thuốc nhóm trung hòa acid

3.1.            Cơ chế tác động

  • Nhôm hydroxid:
    • Dạ dày: Al(OH)3 + 3HCl à AlCl3 + 3H2O (chậm) Do Al(OH)3 có tác dụng trung hòa yếu nên không gây phản ứng tăng tiết acid hồi ứng.
    • Ruột: Al3+ kết hợp PO43- tạo muối nhôm phosphat không tan à không hấp thu, thải trừ theo phân, không gây base máu.
  • Magie hydroxid:
    • Dạ dày: Mg(OH)2 + 2HCl à MgCl2 + 2H2O
    • Ruột: Mg2+ kết hợp PO43- tạo muối Magie sulfat ít tan à không hấp thu vào máu, không gây base máu.

è Cơ thể phải huy động phosphat từ xương ra dễ gây nhuyễn xương, vì vập cần chế độ ăn nhiều phosphat và protein.

  • Natri bicarbonat: NaHCO3 + HCl à NaCl + CO2 + H2O : Trung hòa acid rất mạnh, hiện nay không sử dụng vì hấp thu vào máu.

3.2.            Cách dùng

Uống sau bữa ăn 1-3 giờ hoặc trước khi ngủ 3-4 lần/ngày.

Sử dụng viên nén phải nhai kỹ trước khi nuốt.

3.3.            Tương tác

Do làm tăng p H nên ảnh hưởng đến sự hấp thu của nhiều thuốc (Digoxin, Benzodiazepam, Isoniazid) à uống cách xa ít nhất 2 giờ.

3.4.            Chống chỉ định: Suy thận nặng, trẻ nhỏ.

4.     Phác đồ điều trị H.Pylori

4.1.            Phác đồ kinh điển

  • 7 ngày
    • Phác đồ 3 thuốc: PPI + 2 kháng sinh (Amoxicillin 1g + Clarithromycin 0,5g) x 2 lần/ngày.

                 PPI + 2 kháng sinh (Clarithromycin 0,5g + Metronidazol 0,5g) x 2 lần/ngày

    • Phác đồ 4 thuốc: PPI + Metronidazol 0,5g + Bismuth 120mg + Tetracyclin 0,5g x 2 lần/ngày.
  • 14 ngày:
    • Phác đồ 3 thuốc: PPI + Amoxicillin 1g + Clarithromycin 0,5g/ Metronidazol 0,5g/ Tinidazol 0,5g x 2 lần/ngày.
    • Phác đồ 4 thuốc: PPI + Metronidazol 0,5g + Bismuth 120mg + Tetracyclin 0,5g x 3 lần/ngày.

4.2.            Phác đồ nối tiếp

5 ngày đầu: PPI + Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày

5 ngày tiếp theo: PPI + Clarithromycin 0,5g/ Metronidazol 0,5g/ Tinidazol 0,5g x 2 lần/ngày

4.3.            Phác đồ cứu vãn:

Điều trị thất bại với 3 thuốc kinh điển hoặc 4 thuốc, việc điều trị phải dựa vào kết quả kháng sinh đồ. Có thể sử dụng Levofloxacin thay Clarithromycin hoặc Metronidazol.

 

         

      Nơi nhận:

 

 

- Ban Giám đốc;

- Các khoa, phòng;

- Lưu: khoa Dược, KHTH.

                                                        CHỦ TỊCH

              

                                                 HỘI ĐỒNG THUỐC & ĐT