banner
Đăng Nhập
  Thuốc và sức khỏe

THÔNG TIN NHÓM FLUOROQUINOLON

 

         Không nên dùng ciprofloxacin nếu:

         Đang dùng tizanidine hoặc có lịch sử nhược cơ.

         Rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nếu dùng quinidine, disopyramide, bretylium, procainamide , amiodarone.

         Bệnh thận hoặc bệnh gan.

         Các vấn đề về khớp, tiểu đường.

         Yếu cơ hoặc khó thở.

         Hạ kali máu.

         Tiền sử động kinh, chấn thương đầu hoặc khối u não.

         Tiền sử cá nhân hoặc gia đình có hội chứng QT dài, hoặc nếu đã từng có một phản ứng dị ứng với kháng sinh.

        Không dùng ciprofloxacin với các sản phẩm sữa hoặc với nước trái cây tăng cường chất canxi. 

        Tránh dùng : 

         Thuốc kháng acid có chứa canxi, magiê hay nhôm (như VAROGEL).

         Thuốc loét sucralfate.

         Viên nén nhai (MALOX).

         Thuốc bổ sung vitamin hoặc khoáng chất có chứa canxi, sắt, kẽm.

        Ciprofloxacin bài tiết một phần qua sữa mẹ và có thể gây hại cho nhũ nhi.

       Ciprofloxacin có thể gây sưng hoặc bị rách sợi dây chằng, đặc biệt là gân Achilles

        Ngưng dùng ciprofloxacin nếu có đau đột ngột, sưng, đau, cứng khớp, hoặc các vấn đề về khớp xương.

LƯU Ý CHO NGƯỜI BÊNH

        Uống nhiều nước.

        Không phụ thuộc bữa ăn.

        Nuốt trọn viên, không nghiền nát, nhai, hoặc phá vỡ viên thuốc làm quá nhiều thuốc sẽ được phóng thích cùng một lúc. 

        Không uống thuốc chung với sữa, các nước trái cây bổ sung canxi.

        Tránh chất caffeine vì ciprofloxacin có thể làm cho tác dụng của caffeine mạnh mẽ hơn.

         Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, mặc quần áo bảo vệ và sử dụng kem chống nắng (SPF 30) à bỏng cháy nghiêm trọng, đỏ, ngứa, phát ban, hoặc sưng sau khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

        Ciprofloxacin có thể làm giảm suy nghĩ hoặc phản ứng àcẩn thận nếu lái xe hoặc vận hành máy móc.

Tác dụng phụ

        Phản ứng dị ứng với thuốc ciprofloxacin: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

        Tác dụng phụ nghiêm trọng như:

         Chóng mặt nặng, ngất xỉu, tim đập nhanh.

         Đột ngột đau đớn, bầm tím, sưng, đau, cứng khớp, hoặc mất vận động trong bất kỳ các khớp xương.

         Tiêu chảy nước hoặc có máu.

         Nhầm lẫn, ảo giác, trầm cảm, bất thường suy nghĩ hay hành vi.

         Co giật.

         Nhức đầu dữ dội, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, các vấn đề về thị lực, đau đằng sau đôi mắt.

         Nhạt hoặc vàng da, nước tiểu sẫm màu, sốt, suy nhược.

        Thiểu niệu.

        Dễ bầm tím hoặc chảy máu.

       Tê, ngứa ran, hoặc đau bất thường ở bất cứ nơi nào trong cơ thể.

        Phát ban trên da.

        Phản ứng da nghiêm trọng - sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, nóng trong đôi mắt, đau da, tiếp theo là phát ban da màu đỏ hoặc tím lây lan (đặc biệt là ở mặt hoặc phần trên của cơ thể) và gây ra phồng rộp và bong tróc.

        Ciprofloxacin có tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

         Buồn nôn, nôn mửa.

         Chóng mặt hoặc buồn ngủ.

         Nhìn mờ.

         Cảm giác thần kinh, lo âu, kích động.

         Khó ngủ (mất ngủ hoặc những cơn ác mộng).

TƯƠNG TÁC THUỐC

       Không dùng ciprofloxacin cùng với tizanidine

         Thận trọng khi phối hợp:

         Dùng thuốc chống đông như warfarin.

         Clozapine.

         Cyclosporine.

         Glyburide.

         Methotrexate.

         Metoclopramid.

         Phenytoin.

         Probenecid.

         Ropinirole.

         Theophylline.

         NSAID như ibuprofen , naproxen, celecoxib, diclofenac, indomethacin, meloxicam, ….

         Thuốc steroid

 

                                                                                Người thực hiện: BS. Đỗ Văn Chu

In      [ Trở về ]
 
Các Thuốc và sức khỏe đã đưa
   THÔNG TIN THUỐC THÁNG 4 (10:40 - 21/12/2014)
   ĐỘ AN TOÀN CỦA DỊCH TRUYỀN CHỨA HYDROXYETHYL STARCH (10:33 - 21/12/2014)
   THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN SUCRALFATE (10:29 - 21/12/2014)
   THÔNG TIN THUỐC THÁNG 1 NĂM 2014 (10:26 - 21/12/2014)
   THÔNG TIN VỀ BIPHOSPHONAT (10:22 - 21/12/2014)
   Sucralfate (09:41 - 21/11/2014)
   Tranh luận kịch liệt về tamiflu (09:35 - 11/06/2014)