banner
Đăng Nhập
  Thuốc và sức khỏe

OMEPRAZOL VÀ CÁC THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON

 

 1.     Sơ lược

         Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazol, Pantoprazol, Lansoprazol, Esomeprazol, Rabeprazol,…là các thuốc ETC.

         Nhưng đầu những năm 2000, FDA công nhận 2 thuốc Omeprazol và Lansoprazol là thuốc OTC.

         Ứng dụng:

        Trào ngược dạ dày – thực quản

        Loét  dạ dày – tá tràng

        Hội chứng Zollinger - Ellison

Ức chế bài tiết acid dạ dày do ức chế hệ thống enzym H+/K+-ATPase
(“bơm proton”) của tế bào thành dạ dày
.

         Một số tác dụng phụ:

        Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt. (ADR> 1/100)

        Buồn nôn, chướng bụng, táo bón. (ADR> 1/100)

        Dị ứng (dị ứng chéo với thuốc nhóm benzimidazol như albendazole, mebendazole) da: nổi mề đay, ngứa, tăng transaminase. (Ít gặp)

        Giảm hấp thu sắt, magie, vitaminB12, canxi

à Nguy cơ gãy xương do loãng xương.

2. Mối liên hệ PPIs – loãng xương

         Trong tháng 5 năm 2010 , Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA ) đã công bố thông báo an toàn như sau: " Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và người sử dụng thuốc ức chế bơm proton nên nhận thức sự gia tăng nguy cơ có thể gãy xương hông, cổ tay, cột sống và cân nhắc lợi ích với nguy cơ tiềm tàng khi quyết định sử dụng PPIs "

         Ngày 20/4/2012, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh (MHRA) đưa ra cảnh báo tương tự với cán bộ y tế và bệnh nhân

         Ngày 4/4/2013, Cơ quan Quản lý Y tế Canada cũng đưa ra cảnh báo tương tự.

         Một số kết quả nghiên cứu:

         Xét cùng nhóm tuổi, tỉ lệ bệnh nhân bị gãy xương cột sống sử dụng omeprazol kéo dài là 1,89% (tỉ lệ này là 0,06% ở người không sử dụng omeprazol lâu dài).

         Việc sử dụng PPIs kéo dài (hơn 1 năm) làm gia tăng nguy cơ gãy xương 35%. (Khalili H, Huang ES, Jacobson BC, et al. năm 2012)

         Tỉ lệ gãy xương hông tăng 1,44 lần khi sd PPIs > 1 năm. (Yang et al. năm 2006)

         Tỉ lệ gia tăng nguy cơ gãy xương khi sử dụng PPI lâu dài là 1,50 lần gãy xương hông; 1,27 lần gãy xương cột sống; 1,26 lần gãy xương cẳng tay hay cổ tay; 1,25 lần nguy cơ gãy xương nói chung. (Gray et al. năm 2010)

Cơ chế : Giảm hấp thu canxi tại dạ dày

Cơ chế ngăn cản hấp thu canxi (do ngăn cản tổng hợp TRPV6 -protein vận chuyển Ca2+)

3. Bàn luận

         Cân nhắc sử dụng mức liều thấp nhất có hiệu quả và thời gian điều trị ngắn nhất phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

         Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ gây loãng xương (tuổi, giới tính, bệnh lý,…) cần được giám sát chặt chẽ khi sử dụng PPI.

         Nếu việc bổ sung canxi được chỉ định, nên sử dụng canxi citrate thay vì calci carbonat cho những bệnh nhân dùng PPI vì nó có thể dược hấp thu ở môi trường acid yếu.

 

                                                           Người thực hiện: BS. Nguyễn Phước

In      [ Trở về ]
 
Các Thuốc và sức khỏe đã đưa
   THÔNG TIN NHÓM FLUOROQUINOLON (10:45 - 21/12/2014)
   THÔNG TIN THUỐC THÁNG 4 (10:40 - 21/12/2014)
   ĐỘ AN TOÀN CỦA DỊCH TRUYỀN CHỨA HYDROXYETHYL STARCH (10:33 - 21/12/2014)
   THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN SUCRALFATE (10:29 - 21/12/2014)
   THÔNG TIN THUỐC THÁNG 1 NĂM 2014 (10:26 - 21/12/2014)
   THÔNG TIN VỀ BIPHOSPHONAT (10:22 - 21/12/2014)
   Sucralfate (09:41 - 21/11/2014)
   Tranh luận kịch liệt về tamiflu (09:35 - 11/06/2014)